Vietnamese English French

Facebook

Twitter

 

zalo logo

Vietnamese English French

VIỆN CÔNG NGHỆ QUỐC TẾ DNIIT, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Giới thiệu chung

Viện DNIIT thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 1551/QĐ-ĐHĐN ngày 05 tháng 05 năm 2017 của Giám đốc Đại Học Đà Nẵng. Mục đích thành lập Viện là nhằm đáp ứng yêu cầu hợp tác khoa học, đào tạo sau đại học và chuyển giao công nghệ  của Đại học Đà Nẵng, với các Đại học và Tổ chức quốc tế có uy tín, dựa trên thỏa thuận hợp tác ngày 18 tháng 3 năm 2017 giữa ba thành viên sáng lập: Đại Học Đà Nẵng (sau đây gọi là ĐHĐN), Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF (Agence Universitaire de la Francophonie) và Đại học Nice-Sophia Antipolis thành viên của Comue Université Côte d’Azur (sau đây gọi là UNS-UCA).

  1. Nhiệm vụ

Viện có nhiệm vụ phát triển nghiên cứu khoa học đa ngành, đào tạo sau đại học, chuyển giao công nghệ, phổ biến thông tin khoa học và sáng tạo dựa trên mô hình tích hợp năng lực giữa các Đại học lớn thông qua việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt với Đại học Nice-Sophia Antipolis (UNS-UCA) và với khối Đại học Pháp ngữ AUF là hai đối tác quốc tế tham gia sáng lập Viện cùng ĐHĐN. Các nhiệm vụ cụ thể là:

  1. Tổ chức hợp tác nghiên cứu, sáng chế, hội thảo, công bố  khoa học có tính liên ngành giữa các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc Đại học Đà Nẵng và các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt với UNS-UCA, và các đối tác trong khối cộng đồng Đại học Pháp ngữ;
  2. Quản lý và tổ chức đào tạo các chương trình hợp tác đào tạo sau đại học giữa Đại học Đà Nẵng, UNS-UCA và các Đại học Quốc tế, nhận bằng quốc tế hay bằng kép; đảm bảo chất lượng giáo dục đại học theo các tiêu chuẩn quốc tế;
  3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, thi sáng tạo, với chứng chỉ của các tổ chức khoa học công nghệ quốc gia và quốc tế ;
  4. Tổ chức kho lưu trữ thông tin khoa học điện tử trên mạng lưu trữ điện tử mở quốc tế HAL cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Đại học Đà Nẵng;
  5. Tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ dưới các hình thức tổ chức truyền thông thông tin khoa học trong cộng đồng, khởi nghiệp và thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu và giảng dạy.
  1. Cơ cấu tổ chức :
  1. Ban lãnh đạo Viện :
  • Viện trưởng: GSDD.GS.TSKH.  Lê Thành Nhân

                                                           Thầy Nhân

  • Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Thị Anh Thư  
                                                      Cô Thư
  • Văn phòng Viện: Kế toán trưởng Tô Viết Duy Hân - Thư ký thường trực: Nguyễn Thị Thu Thanh
  • Tập thể Viện DNIIT và Giám đốc Đại học Côte d' Azur, Pháp.

                                                               dniit            

 
 
  1. Hội đồng tư vấn khoa học quốc tế  :
  • Giám đốc : Giáo sư, Tiến sĩ FERRERO Fabien
  • Thư ký :
  • Danh sách thành viên 
  1. Nhóm TRT (Teaching Research Team) quốc tế IOTIA  :
  • Trưởng nhóm : Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học. Lê Thành Nhân
  • Phó trưởng nhóm :  Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư
  • Danh sách thành viên
  1. Các trung tâm  :
  • Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ MIRE;
  • Trung tâm quản lý đào tạo, thông tin khoa học công nghệ NiceCAMPUS ;
  • Trung tâm CNFp (campus numérique francophone partenaire).
  • Trung tâm tiếp nhận và chuyển giao công nghệ (TRC)
  1. Các nhóm cơ sở
  • Các nhóm nghiên cứu
  • Các nhóm sáng chế và chuyển giao công nghệ
  • Các nhóm quản lý đào tạo chuyên ngành
  1. Giới thiệu các trung tâm:

Viện DNIIT hiện mới thành lập ba trung tâm :

  1. Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ MIRE;
  2. Trung tâm quản lý đào tạo, thông tin khoa học công nghệ NiceCAMPUS ;
  3. Trung tâm CNFp (campus numérique francophone partenaire).

1. Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ MIRE

Với chức năng là một cơ sở hợp tác nghiên cứu sáng tạo, trao đổi thông tin khoa học và chuyển giao công nghệ, MIRE nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:

  • Thiết lập các dự án hợp tác nghiên cứu và sáng chế tầm quốc tế liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng cụ thể, đặc biệt trong e-health (dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh) và thành phố thông minh;
  • Tổ chức với các giáo sư, nhà nghiên cứu, nhân viên và sinh viên của UNS-UCA và của ĐHĐN cùng các đối tác quốc gia, quốc tế để xây dựng và phát triển các dự án của MIRE;
  • Tạo nền tảng cho sự tương tác giữa giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên và doanh nghiệp nhằm xây dựng các đề án đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng các nhu cầu thực tế;
  • Tổ chức trao đổi khoa học giữa các tổ chức nghiên cứu của hai trường đại học ĐHĐN và UNS-UCA cũng như các đối tác khác;
  • Tổ chức công bố khoa học với các đối tác quốc gia, quốc tế, qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các tạp chí số, đặc biệt qua hệ lưu trữ mở quốc tế đa ngành HAL; 
  • Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp, đặc biệt từ các dự án nghiên cứu, sáng chế của MIRE.

2. Trung tâm quản lý đào tạo, thông tin khoa học công nghệ NiceCAMPUS


NiceCAMPUS là một tổ chức quản lý đào tạo và truyền thông khoa học trong cộng đồng, nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:

  • Quản lý và tổ chức đào tạo các chương trình đào tạo quốc tế bậc thạc sĩ và tiến sĩ, dựa trên sự hợp tác giữa các chương trình đào tạo hiện có của hai trường đại học ĐHĐN và UNS-UCA. Các chương trình này được cấp bằng quốc tế hay bằng kép;
  • Phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ bồi dưỡng về khoa học công nghệ cho các đối tượng có nhu cầu;
  • Tư vấn các giảng viên, nghiên cứu viên các trường thành viên của ĐHĐN về xây dựng giáo trình, tài liệu và các công bố khoa học, đặc biệt, trong việc ứng dụng và phổ biến các nội dung về giáo dục cũng như khoa học thông qua các công cụ kỹ thuật số tiên tiến;
  • Tổ chức với các đối tác xã hội và kỹ nghệ, việc phổ biến khoa học và công nghệ đến cộng đồng qua các cuộc thi về công nghệ mới và qua tổ chức truyền thông khoa học công nghệ trên mạng internet và các miền xã hội số;
  • Tổ chức trao đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên giữa ĐHĐN và UNS-UCA cùng các Đại học quốc tế đối tác khác trong khuôn khổ các chương trình trao đổi.

3. Trung tâm CNFp (mang nhãn CNFp của AUF):