Vietnamese English French

Facebook

Twitter

 

zalo logo

Vietnamese English French

Viện DNIIT ký MOU với trường Đại học Sư Phạm ĐHĐN

Nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, sáng ngày 31/10 Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác (MOU) với Viện DNIIT.

Lễ ký kết MOU giữa Trường Đại học Sư phạm với Viện DNIIT

Đón tiếp đại diện Viện DNIIT về phía Trường Đại học Sư phạm có PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Phạm Quý Mười - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Đại diện BCN Khoa Tin học, cùng giảng viên và cán bộ các phòng ban liên quan. Về phía Viện DNIIT, đại diện là TS. Nguyễn Thị Anh Thư – Viện DNIIT; GS. Fabien Ferrero – Trường University of Cote d’Azur.

01

Toàn cảnh buổi lễ ký kết MOU giữa Trường Đại học Sư phạm với Viện DNIIT

Thỏa thuận hợp tác giữa giữa Trường Đại học Sư phạm và Viện DNIIT nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững trong tương lai, phục vụ cho lợi ích chung của hoạt động nghiên cứu và phát triển của hai bên.
Phát biểu tại Lễ ký Thỏa thuận hợp tác, PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Nhà trường, tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ có những bước phát triển tốt đẹp, bền vững trong tương lai. Lễ ký kết đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hợp tác tốt đẹp giữa Trường Đại học Sư phạm và Viện DNIIT. Thỏa thuận hợp tác tạo điều kiện cho giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên Nhà trường có cơ hội đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ…

2

Đại diện Viện DNIIT GS. Fabien Ferrero – Trường University of Cote d’Azur (phía tay trái) gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường ĐHSP – ĐHĐN đã dành thời gian đón tiếp đoàn trọng thị và nồng hậu

Trong chương trình làm việc tại trường, TS. Nguyễn Thị Anh Thư – Đại diện Viện DNIIT; GS. Fabien Ferrero – Trường University of Cote d’Azur đã chia sẻ thông tin về thiết bị LoRa và chiến dịch Smart Campus 2019 – 2020 đồng thời triển khai tập huấn mạng sử dụng LoRa cho các ứng dụng LoT (vì mạng LoRa phục vụ triển khai các nghiên cứu IoT nên có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau).

3

Đại diện hai bên thực hiện ký kết bản ghi nhớ hợp tác GS. Fabien Ferrero – Trường University of Cote d’Azur (người thứ năm bên trái); PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Nhà trường ĐHSP (người thứ ba bên phải)

Vũ Hoàng

Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Toxin-Checker 2020 và ra mắt Dự án FADOTO về phân tích, kiểm soát chất lượng hải sản

Vừa qua, Viện Công nghệ Quốc tế (DNIIT), Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học Toxin-Checker 2020 về các phương pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời ra mắt Dự án FADOTO “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích nhanh kết hợp xử lý dữ liệu đa chiều và học máy trong kiểm soát chất lượng một số loại hải sản”. 


                                                                           Toàn cảnh Hội thảo 

Tham dự Hội thảo có PGS. TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN, GS.TSKH. Lê Thành Nhân-Viện trưởng Viện DNIIT, Giáo sư Danh dự của ĐHĐN, PGS.TS. Võ Trung Hùng-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN, đại diện Ban Hợp tác quốc tế-ĐHĐN và các nhà khoa học, cán bộ, chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến các dự án góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 

                                                                 PGS. TS. Lê Quang Sơn

                                                            Phó Giám đốc ĐHĐN phát biểu 

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN đã chúc mừng  các nhà khoa học của Viện DNIIT đã nghiên cứu và triển khai các dự án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần ứng dụng để giải quyết nhu cầu cấp thiết cho cộng đồng, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. 

ĐHĐN đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của Viện DNIIT cùng các nhóm tác giả và luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng đề tài, dự án, đưa những thành quả nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

                                                                       GS.TSKH. Lê Thành Nhân

                                                                    Viện trưởng DNIIT phát biểu 

Dự án Toxin Checker được Viện DNIIT chủ trì dưới sự hỗ trợ, đồng hành của các ĐH: ĐH Côte d'Azur (Cộng hòa Pháp), ĐHĐN, ĐH Quốc gia Lào (NUOL), Công ty Create Capital Việt Nam. 

Hội thảo năm nay với chủ đề “Các thuật toán máy học được áp dụng trong an toàn thực phẩm” là cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ, công bố các kết quả nghiên cứu thuộc Dự án.

                                                                     Lãnh đạo tặng hoa chúc mừng 

Các báo cáo khoa học đã được trình bày, thảo luận tại Hội thảo nổi bật như: “Nhận diện một số đặc trưng nhằm xây dựng mô hình học máy xác định thực phẩm kém chất lượng” (TS. Phạm Ngọc Hưng-Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội); “Nhận dạng trái cây dựa trên quang phổ cận hồng ngoại sử dụng mạng nơron” hay “Phân tích mạng Nano Vector để nhận dạng nhanh trái cây” (Nhóm nghiên cứu-Viện DNIIT, ĐHĐN); “Generic IDE for the graphical design of learning models” (TS. Chaka Kone -ĐH Côte d’Azur); “Low-cost VNA for advance sensing: Concept and application exemples” (GS. Fabien Ferrero, ĐH Côte d’Azur)…

                                                          Các báo cáo có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đây là những công trình nghiên cứu, giải pháp góp phần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn quản lý để chủ động ứng phó với vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. 

Nhân dịp này, Viện DNIIT cũng đã ra mắt Dự án FADOTO “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích nhanh kết hợp xử lý dữ liệu đa chiều và học máy trong kiểm soát chất lượng một số loại hải sản”, ký kết hợp tác giữa các đối tác tham gia bao gồm: Viện DNIIT-ĐHĐN,  Trường ĐH Bách khoa-ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm-Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 

                                                                  Ký kết hợp tác Dự án FADOTO 

Dự án này thuộc khuôn khổ Đề tài cấp Nhà nước nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đặc thù trong kiểm soát một số thuộc tính an toàn của cá ngừ, cá thu, cá nục; Phát triển các phương pháp phân tích nhanh kết hợp xử lý dữ liệu đa chiều và học máy;  Phát triển hệ thống phần mềm phục vụ kiểm soát, cảnh báo chất lượng an toàn cho các loại hải sản nêu trên; đồng thời ứng dụng thử nghiệm trong chuỗi cung ứng.

                                                                Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Xem thêm trên Báo Đà Nẵng

Tin Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN

Giám đốc Đại học Đà Nẵng tiếp Giám đốc AUF và Giám đốc OIF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhân dịp trao gói hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai bão lũ

Sáng ngày 16/12/2020, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ-Giám đốc Đại học Đà Nẵng  (ĐHĐN) đã chủ trì buổi tiếp Ông Jean-Marc Lavest-Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và Ông Chékou Oussouman-Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) nhân dịp đến thăm và trao gói hỗ trợ sinh viên (SV) ĐHĐN có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai bão lũ vừa qua. 

Toàn cảnh buổi tiếp 

Tại buổi tiếp, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ-Giám đốc ĐHĐN đã trân trọng chào mừng và đánh giá cao chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao AUF và OIF, khẳng định ĐHĐN luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác với cộng đồng Pháp ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

Giám đốc ĐHĐN đã giới thiệu những nét nổi bật về ĐHĐN, nhấn mạnh mục tiêu đào tạo SV có phẩm chất, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng, hội nhập trở thành "công dân toàn cầu". 

Giám đốc ĐHĐN Nguyễn Ngọc Vũ

và Giám đốc AUF Jean-Marc Lavest 

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ bày tỏ mong muốn, thông qua vai trò “cầu nối” của AUF cũng như OIF sẽ tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ giúp ĐHĐN mở rộng quan hệ với các đối tác, các trường ĐH và doanh nghiệp trong cộng đồng Pháp ngữ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công bố quốc tế, nghiên cứu ứng dụng, giải quyết các vấn đề thực tiễn của đất nước và địa phương.

Giám đốc OIF Chékou Oussouman 

đánh giá cao vai trò của ĐHĐN 

Tại buổi tiếp, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương AUF Jean-Marc Lavest chia sẻ mục đích của chuyến thăm lần này nhằm tìm hiểu nhu cầu của các thành viên đối tác để xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025, trong đó AUF luôn coi trọng, đánh giá cao ĐHĐN là "đối tác chiến lược" của AUF. 

Giám đốc AUF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

trao tượng trưng gói hỗ trợ SV ĐHĐN 

Giám đốc Jean-Marc Lavest cho biết, một trong những định hướng sắp tới của AUF là tập trung hỗ trợ SV cơ hội việc làm và du học thông qua việc thiết lập các trung tâm hỗ trợ việc làm và đào tạo kỹ năng tại các khu vực Bắc-Trung-Nam của Việt Nam, đồng thời mong muốn ĐHĐN có thể hợp tác tham gia dự án này. 

Lãnh đạo ĐHĐN, AUF và OIF trao hỗ trợ cho SV 

Phía AUF khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành với ĐHĐN, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các dự án hợp tác quốc tế để gia tăng nguồn lực cho phát triển giáo dục ĐH trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới.  

Sự quan tâm, hỗ trợ SV ĐHĐN

của khối Pháp ngữ có nhiều ý nghĩa

Phát biểu với lãnh đạo ĐHĐN, Giám đốc OIF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Chékou Oussouman chia sẻ những hoạt động nổi bật của OIF trong đó có chiến dịch khảo sát nhu cầu của giới trẻ khối Pháp ngữ toàn cầu cho thấy mối quan tâm về việc làm-khởi nghiệp; chất lượng giáo dục; môi trường sống và cơ hội khám phá, hội nhập quốc tế. 

Giám đốc ĐHĐN trao lưu niệm, cám ơn đối tác

Đại diện OIF đánh giá cao vai trò, vị thế của ĐHĐN và bày tỏ mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác để có thêm nhiều dự án ý nghĩa, đặc biệt trong năm 2021 khi OIF sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập và AUF kỷ niệm 60 năm thành lập. 

Giám đốc OIF Chékou Oussouman đề xuất ĐHĐN phối hợp tổ chức một sự kiện quốc tế, qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ SV và giới trẻ Việt Nam có thêm nhiều cơ hội việc làm và khởi nghiệp trong cộng đồng Pháp ngữ trên toàn thế giới. 

Các đại biểu và SV chụp ảnh lưu niệm

Giám đốc ĐHĐN Nguyễn Ngọc Vũ trân trọng cám ơn các đối tác, ghi nhận những thiện ý và bày tỏ ĐHĐN sẵn sàng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với AUF và OIF trong các kế hoạch tương lai. 

Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo AUF và OIF đã trao gói hỗ trợ với tổng trị giá 135 triệu đồng để hỗ trợ 27 SV đang học các chuyên ngành có sử dụng tiếng Pháp của ĐHĐN vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ vừa qua (05 triệu đồng/SV).

Lãnh đạo AUF, OIF thăm và làm việc

với Viện Công nghệ quốc tế DNIIT-ĐHĐN 

“Đây là sự hỗ trợ chia sẻ khó khăn, tiếp thêm động lực để các em phấn đấu trở thành những công dân có ích, sẵn sàng đóng góp cho đất nước và cộng đồng”, Giám đốc AUF Jean-Marc Lavest phát biểu. 

Đại diện 27 SV nhận hỗ trợ, SV Huỳnh Thị Thanh Ngân (Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHĐN) bày tỏ xúc động, biết ơn các tổ chức cộng đồng Pháp ngữ AUF, OIF và lãnh đạo ĐHĐN đã dành sự quan tâm, giúp đỡ quý báu và hứa sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong học tập và rèn luyện. 

Lãnh đạo AUF, OIF 

thăm "Không gian sáng chế ĐHĐN"

Các SV được nhận hỗ trợ của AUF lần này gồm có 13 SV đang theo học Chương trình Kỹ sư Chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) của Trường Đại học Bách khoa-ĐHĐN và 14 SV Khoa tiếng Pháp, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ của Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHĐN.

Tin Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐ

Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT Đại học Đà Nẵng tổ chức Khóa đào tạo “Trí tuệ nhân tạo trong phát triển thành phố thông minh"

Trong các ngày 26, 27/12, Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tổ chức Khóa đào tạo “Trí tuệ nhân tạo trong phát triển thành phố thông minh”.

Chương trình được sự đồng hành của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KHKT) thành phố Đà Nẵng, Khoa Khoa học Công nghệ tiên tiến, Trường Đại học Bách khoa-ĐHĐN, Phòng Lab SmU2SmC và Doanh nghiệp TAPIT. 

Toàn cảnh Khoá đào tạo 

Khoá đào tạo thu hút gần 250 cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và các chuyên gia, học giả đến từ các trường ĐH, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, hiệp hội, cơ quan trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các địa phương của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. 

Quy tụ nhiều chuyên gia, học giả 

trong các lĩnh vực công nghệ AI, IoT 

Tại Khoá đào tạo, sau phiên khai mạc có sự tham dự của đại diện lãnh đạo ĐHĐN, các Sở Công nghệ thông tin và Truyền thông (TT&TT), Liên Hiệp các hội KHKT thành phố, các chuyên gia đã thuyết trình các báo cáo chuyên đề: “Đà Nẵng-thành phố thông minh”, “Tiếp cận AI trong phát triển thành phố thông minh”, “Trí tuệ nhân tạo đa thể thức và tiềm năng ứng dụng trong Thành phố thông minh”. 

TS. Nguyễn Thị Anh Thư, P.Viện trưởng DNIIT 

báo cáo tại Khoá đào tạo 

Các đại biểu và học viên được tiếp cận, giới thiệu các tri thức nền tảng của công nghệ 4.0 để phát triển “thành phố thông minh” như: Lý thuyết máy học (machine learning); Xử lý ảnh với Open CV, Python, và Google Colab; Phân loại ảnh, tách đối tượng, nhận diện khuôn mặt, Kỹ thuật học sâu (deep learning) với Google Colab… 

Khoá đào tạo thu hút sự quan tâm của đông đảo

các cán bộ nghiên cứu, doanh nhân trẻ

Khoá đào tạo còn đem đến những cơ hội trải nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và các ứng dụng như: Ứng dụng AI trong giám sát giao thông, môi trường, sức khoẻ và an toàn thực phẩm; Ứng dụng Edge AI trong nhận diện âm thanh;  Ứng dụng Internet vạn vật kết nối (IoT) trong “văn phòng thông minh"…

Học viên được chia sẻ, trải nghiệm

nhiều kiến thức mới 

Tiếp nối thành công của chiến dịch “Smart Campus” triển khai cho các trường ĐH thành viên của ĐHĐN, nhân dịp này, Viện DNIIT đã giới thiệu và  công bố phát động Cuộc thi “Trí tuệ nhân tạo cho Thành phố thông minh” kết nối “ba nhà" (Nhà nước-Nhà trường-Nhà doanh nghiệp) nhằm thúc đẩy, phát triển các ý tưởng, giải pháp kỹ thuật công nghệ, góp phần đưa những kết quả nghiên cứu, chuyển giao từ các trường ĐH doanh nghiệp đến với xã hội, phục vụ cộng đồng theo định hướng phát triển Đà Nẵng, "thành phố thông minh và đáng sống”, TS. Nguyễn Thị Anh Thư, Phó Viện trưởng Viện DNIIT chia sẻ. 

Các học viên nhận Chứng chỉ sau khoá học 

Kết thúc Khoá đào tạo, các học viên được nhận Chứng chỉ và thu hoạch được nhiều giá trị về tri thức, thông tin của những nền tảng công nghệ tiên tiến. 

Thành công của Khoá học cho thấy Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT-ĐHĐN đã thể hiện tích cực vai trò, sứ mệnh, đóng góp đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ nguồn, đồng hành với “Chương trình chuyển đối số Quốc gia” và mục tiêu xây dựng “thành phố thông minh” chuyển động cùng kỷ nguyên 4.0. 

Các đại biểu, học viên chụp ảnh lưu niệm 

Xem thêm trên Báo Đà Nẵng.

Tin Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN

Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Fadoto-2021 nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích, kiểm soát chất lượng hải sản

Viện Công nghệ Quốc tế (DNIIT), Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) vừa tổ chức Hội thảo khoa học Fadoto-2021 với chủ đề “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích nhanh kết hợp xử lý dữ liệu đa chiều và học máy trong kiểm soát chất lượng một số loại hải sản”. 

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên gia của Viện DNIIT và các đối tác hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan.

Toàn cảnh Hội thảo 

Đây là đề tài cấp Nhà nước có ý nghĩa nhằm hướng đến các mục tiêu:

(1) Xây dựng được cơ sở dữ liệu đặc thù trong kiểm soát một số thuộc tính an toàn của cá ngừ, cá thu, cá nục;

(2) Phát triển được phương pháp phân tích nhanh kết hợp xử lý dữ liệu đa chiều và học máy;

(3) Phát triển được hệ thống phần mềm phục vụ công tác kiểm soát và cảnh báo chất lượng an toàn cho các loại hải sản trên;

(4) Ứng dụng thử nghiệm được trong chuỗi cung ứng cá ngừ, cá thu, cá nục...

 GS. Lê Thành Nhân-Viện trưởng Viện DNIIT

(hàng đầu ngoài cùng) ký kết Dự án FADOTO 

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu đã và đang thực hiện trong khuôn khổ đề tài, dự án, nghiên cứu thống nhất quy trình hợp nhất việc lấy mẫu, xử lý mẫu và đo mẫu liên quan đến các chỉ tiêu đề ra (Hàn the, Urê, Histamin, axít Domoic, Độ tươi, sử dụng các thiết bị phân tích phổ cận hồng ngoại).

 Dự án FADOTO được Viện DNIIT (gồm các giảng viên từ các trường ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật-ĐHĐN)  phối hợp với các đối tác như: Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ  Thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Khoa Hóa (Trường ĐH Bách khoa Hồ Chí Minh).

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Theo GS.TSKH. Lê Thành Nhân-Viện trưởng Viện DNIIT, Giáo sư Danh dự của ĐHĐN, đây là cơ hội tốt để kết nối các đơn vị và các nhà khoa học đóng góp trí tuệ, phát triển tri thức, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ nhu cầu thực tiễn các địa phương, doanh nghiệp, nhất là việc xử lý, cảnh báo, kiểm soát chất lượng an toàn cho các loại hải sản trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Tin Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT

và Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐ

Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT - Đại học Đà Nẵng (Viện DNIIT) đã tổ chức đón tiếp đoàn công tác của Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HUE CIT)

Chiều ngày 30/3/2021, tại Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT - Đại học Đà Nẵng (Viện DNIIT) đã tổ chức đón tiếp đoàn công tác của Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HUE CIT) do TS. Hoàng Bảo Hùng- Giám đốc làm trưởng đoàn và cán bộ liên quan.

Cùng tham dự có Ông Lê Anh Hoàng - Tổng Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp số ( Marvel Tek) và Ông Võ Việt Dũng - Phó giám đốc Công ty H-Factor.

🌻 Tại buổi tiếp, GS.TSKH. Lê Thành Nhân đã chào mừng Đoàn, đồng thời giới thiệu những nét tổng quan, nổi bật về Viện DNIIT và Đại học Đà Nẵng.

✅ Sau khi trao đổi, hai bên thống nhất hợp tác với các nội dung sau:

👉 Nghiên cứu, thiết kế chuyển giao công nghệ và ứng dụng các thiết bị đầu cuối cho nền tảng LoRaWAN. Cung cấp nền tảng, giải pháp, thiết bị kết nối Internet (Internet of Things) (IOT) và các lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật số.

👉 Hợp tác trong việc tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của cả hai bên;

👉 Hợp tác trong việc triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng, cung cấp chứng chỉ đào tạo ở các trình độ, các ngành nghề theo đề nghị và quyền hạn của hai bên.

Buổi tiếp kết thúc trong không khí hiểu biết, lãnh đạo hai bên ghi nhận những thiện ý và giao cho các bộ phận hữu quan tiếp tục nghiên cứu, phối hợp triển khai phù hợp với nhu cầu và lợi ích chung.

Viện Công nghệ quốc tế DNIIT tổ chức Hội thảo khoa học xây dựng hệ thống nhận diện tự động ứng dụng trong vệ sinh an toàn thực phẩm và tổng kết Dự án Toxin-Checker 2021

Ngày 13/11, Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT-Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng hệ thống nhận diện tự động ứng dụng trong an toàn thực phẩm” và tổng kết Dự án Toxin-Checker 2021.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN, GS.TSKH. Lê Thành Nhân-Viện trưởng Viện DNIIT, Giáo sư Danh dự của ĐHĐN, đại diện lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế ĐHĐN cùng các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên các trường, viện thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến Dự án Toxin-Checker.

Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu ĐHĐN 

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN đã ghi nhận, đánh giá cao ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Dự án Toxin Checker do Viện DNIIT chủ trì với sự hỗ trợ, đồng hành của các ĐH hàng đầu (ĐH Côte d'Azur, CH Pháp; ĐHĐN; ĐH Quốc gia Lào), triển khai trong suốt 03 năm qua (2019-2021). 

Thành quả quan trọng của Dự án đã đạt được mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế giữa ba nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp-Lào.

PGS.TS. Lê Quang Sơn

Phó Giám đốc ĐHĐN phát biểu

Phó Giám đốc ĐHĐN Lê Quang Sơn chúc mừng Viện DNIIT và các đối tác, các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đã nỗ lực, tâm huyết với các đề tài, dự án, đóng góp tích cực phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung và Việt Nam, qua đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Viện DNIIT cũng như ĐHĐN. 

Tại Hội thảo, GS.TSKH. Lê Thành Nhân-Viện trưởng Viện DNIIT đã tổng kết, nêu bật những kết quả, dấu ấn của Dự án Toxin-Checker; trân trọng cám ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Tổ chức ĐH Pháp ngữ AUF, ĐH Côte d'Azur, ĐHĐN cũng như các đối tác trường, viện, tổ chức và doanh nghiệp với sự đóng góp tích cực, hiệu quả của nhiều nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học, chuyên gia (Xem thêm tại đây). 

GS.TSKH. Lê Thành Nhân

Viện trưởng Viện DNIIT phát biểu 

Đây là Dự án khoa học quốc tế có tính liên ngành (hoá lý, hoá sinh, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, tự động hoá…) được nhiều nhà khoa học, chuyên gia cùng hợp tác, nghiên cứu, qua đó đã đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống công cụ phát hiện, kiểm tra dư lượng độc tố trong thực phẩm tự động dựa trên kết quả tìm kiếm, thu thập dữ liệu tại nhiều địa phương của Việt Nam, Lào và CH Pháp.

Kết quả nghiên cứu và sản phẩm công nghệ đã được ứng dụng, chuyển giao góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng đang ngày càng trở thành mối quan tâm của các cấp quản lý và người dân, GS.TSKH. Lê Thành Nhân cho biết.


Các đại biểu báo cáo khoa học tại Hội thảo 

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã báo cáo, công bố các kết quả nghiên cứu xoay quanh chủ đề: “La construction d’un système de reconnaissance automatique appliqué à la sécurité alimentaire”-“Xây dựng hệ thống nhận diện tự động ứng dụng trong an toàn thực phẩm” với các tham luận như: “Nghiên cứu xử lý chất thải hữu cơ khó phân hủy sinh học từ các chợ bằng quy trình ủ hiếu khí”, TS. Nguyễn Phước Quý An, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHĐN;  “Mô hình ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc và tính xác thực trong chuỗi cung ứng gạo nội địa của Việt Nam”, TS. Phạm Ngọc Hưng, Viện Công nghệ sinh học-Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội;

Các đại biểu báo cáo khoa học trực tuyến

“Nhận dạng trái cây dựa trên quang phổ hồng ngoại gần ứng dụng mạng thần kinh”, TS. Ninh Khánh Duy, Trường ĐH Bách Khoa-ĐHĐN; “Ứng dụng máy phân tích vector cỡ nhỏ-NanoVNA trong phân loại trái cây”, ThS. Trần Văn Lic, Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN; “Thiết kế ứng dụng thu thập và quản lý dữ liệu thô phục vụ phân tích nhanh”, ThS. Nguyễn Thanh Tuấn,  Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền Thông Việt Hàn, ĐHĐN; “Sử dụng ăng-ten phân cực tròn nhỏ gọn UHF để phân tích thực phẩm", TS. Đoàn Thị Ngọc Cảnh, Trường ĐH Kinh tế-ĐHĐN…


GS.TSKH. Lê Thành Nhân-Viện trưởng

Viện DNIIT trao Chứng nhận cho

tác giả báo cáo khoa học tiêu biểu 

Điểm đáng chú ý tại Hội thảo được tổ chức trực tuyến, có sự tham gia báo cáo khoa học của các sinh viên các trường thành viên ĐHĐN như: “Một số vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam”, SV Nguyễn Thị Kim Liên, Trường ĐH Sư phạm, ĐHĐN; SV Nguyễn Nhật Cường, SV Nguyễn Quốc Vương, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHĐN...


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Hội thảo lần này còn mở rộng, hướng đến các lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo để ứng dụng các thiết bị điện tử đo lường trong kiểm tra, phân tích nhanh và các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đây không chỉ là dịp tổng kết, đánh giá Dự án Toxin-Checker mà còn là cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quý báu để cùng nhau tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong mạng lưới các nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học và thành viên của các dự án, đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cùng cộng đồng thích ứng, phòng chống đại dịch Covid-19, GS.TSKH. Lê Thành Nhân chia sẻ. 

Tin từ Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN

 

 

 In

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Công nghệ Quốc tế (DNIIT) - Đại học Đà Nẵng

Ngày 25/11/2021, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) – Đại học Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ với Viện Công nghệ Quốc tế (DNIIT) – Đại học Đà Nẵng. Về phía Trường ĐHSPKT, có sự tham dự của PGS.TS. Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng, PGS.TS. Võ Trung Hùng - Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các Phòng: Quản Lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Đào tạo và Khoa Cơ khí.

Về phía Viện công nghệ Quốc tế có sự tham dự của GS. TSKH. Lê Thành Nhân - Viện trưởng, TS. Nguyễn Thị Anh Thư - Phó Viện trưởng và TS. Đỗ Thế Cần - Phó Giám đốc Trung tâm MIRE - Viện DNIIT.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, PGS.TS. Phan Cao Thọ ghi nhận, đánh giá cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong những năm qua giữa hai đơn vị, trân trọng cảm ơn Viện DNIIT, đặc biệt là GS. Lê Thành Nhân đã luôn hỗ trợ, đồng hành cùng Trường ĐHSPKT trong công tác trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh giữa hai bên, trao đổi văn hóa giữa sinh viên Trường Đại học Côte d’Azur  - Cộng hòa Pháp với Trường ĐHSPKT, tham gia các dự án về công nghệ LoRa đối với giảng viên và sinh viên nhà trường...

khohochoptmou.jpg

                                  Lễ Ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật với 

                                                        Viện Công nghệ Quốc tế - Đại học Đà Nẵng

Về phía Viện DNIIT, GS. TSKH. Lê Thành Nhân bày tỏ niềm vui và đánh giá cao ý nghĩa, hiệu quả của mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, sự gắn bó giữa Viện DNIIT và Trường ĐHSPKT trong thời gian qua, đồng thời bày tỏ mong muốn đây là dấu ấn thúc đẩy vì sự phát triển bền vững, lâu dài của hai đơn vị.

Qua Lễ ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác, hai đơn vị cùng thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa hai đơn vị trong đào tạo và nghiên cứu trong thời gian đến, đồng thời tìm kiếm các nguồn tài trợ từ Cộng hoà Pháp để triển khai các hoạt động này.

 

Tin từ Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế

Trung tâm Học liệu và Truyền thông - trường ĐHSPKT

 

Hội nghị quốc gia lần thứ XXIV về Điện tử Viễn thông và CNTT REV-ECIT 2021

✅ Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam (REV) được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập ngày 17/12/1988 và quyết định số 851/QĐ-BNV, ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Điều lệ (sửa đổi bổ sung) Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam

✅ Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (REV) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam ở trong và ngoài nước đã và đang làm công tác nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, khai thác, đào tạo, học tập, phổ biến kiến thức, phát triển, ứng dụng khoa học quản lý trong lĩnh vực vô tuyến, điện tử và máy tính.

🍂 Viện DNIIT - ĐHĐN chủ trì Tiểu ban đặc biệt mạng diện rộng năng lượng thấp LPWAN do GS.TSKH. Bùi Văn Ga - Viện Công nghệ quốc tế DNIIT - ĐHĐN, Hội đồng khoa học làm Trưởng ban.

Thành viên gồm: GS.TSKH. Lê Thành Nhân- Viện Công nghệ quốc tế DNIIT - ĐHĐN, Viện trưởng; Ông. Lê Sơn Phong - Sở Thông tin truyền thông - Thành phố Đà Nẵng, Phó Giám đốc; TS. Trần Thanh Trúc - Sở Thông tin truyền thông - Thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng CNTT; GS. Fabien Ferror -Trường Đại học Cote d'Azur, Cộng hoà Pháp; TS. Nguyễn Anh ThưViện Công nghệ quốc tế DNIIT - ĐHĐN, Phó Viện trưởng.

Một số hình ảnh của phiên trực tuyến tại Viện DNIIT- ĐHĐN:

 

 

Viện trưởng Viện DNIIT nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

Chiều ngày 21/01/2022 tại Cung Hội nghị quốc tế, Khách sạn Furama Đà Nẵng diễn ra Buổi Gặp mặt và Trao Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các tổ chức, cá nhân và người nước ngoài đã có đóng góp tích cực cho thành phố năm 2021.

GS.TSKH. GSDD ĐHĐN. Lê Thành Nhân là cá nhân được vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Là NVNONN, có 02 quốc tịch Việt Nam và Pháp; là Giáo sư Hạng nhất công tác tại Đại học Coote d'Azur (UCA), Pháp.

Từ năm 2018 đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT. Năm 2020 được ĐHĐN phong tặng Giáo sư Danh dự. Từ năm 2021 đã triển khai ký thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa ĐH UCA, Pháp và ĐHĐN mở chương trình đào tạo Master 2 theo hình thức chuyển vùng cho chương trình Master E_Tourism tại Đà Nẵng. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền công nghiệp Du lịch của thế giới, của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên GS. Lê Thành Nhân đã chủ trì tổ chức "Khóa bồi dưỡng chuyên đề: E_Tourism, chiến lược hiện đại hóa du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu". Cùng tham gia với sự kiện này còn có Lãnh đạo của các Sở, các trung tâm và Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng.

Là người kết nối, xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và ươm tạo các tài năng doanh nhân (Starup). GS còn kết nối với Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn (SHi) để cùng hợp tác nhiều đề án mới trong thời gian đến.

GS đã điều phối, kết nối để tổ chức các sự kiện Smart Campus thường niên từ năm 2017 nhằm hướng đến mục tiêu thiết lập một mạng lưới trong toàn trường với các dịch vụ thông minh hỗ trợ việc dạy, học và quản lý trên nền tảng IoTs cùng với trí tuệ nhân tạo. Smart Campus cũng tạo nền tảng hợp nhất các giải pháp về phân tích, thiết kế, quản lý, mô phỏng cho một "Khuôn viên thông minh" hướng đến vì Đà Nẵng - một thành phố thông minh"

☘GS cũng đại diện cho Viện DNIIT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng xây dựng nền tảng mạng cộng đồng tại Việt Nam dành cho các ứng dụng IoT Free-LoRa. Đây là nền tảng mạng tự do, miễn phí cho mọi doanh nghiệp và cá nhân do Sở TT & TT thành phố Đà Nẵng quản lý. Nền tảng này là mộ trụ cột kỹ thuật cho công cuộc chuyển đổi số và trong chiến lược xây dựng thành phố thông minh của Đà Nẵng,

GS cũng kết nối với ĐH UCA, Pháp trao tặng ăng ten LoRa cho Sở TT & TT ĐN nhằm đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm công nghệ tiên tiến, góp phần tích cực cho lộ trình phát triển "Thành phố Thông minh"

Xin chức mừng GS.TSKH. Lê Thành Nhân vì những đóng góp cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng và cho thành phố Đà Nẵng.

+2